Các biện pháp đảm bảo an toàn điện trong lao động
Huấn luyện an toàn điện trong lao động – Liên hệ: 09382.7777.1
An toàn điện trong lao động là việc vô cùng quan trọng. Vì sự nguy hiểm về điện có thể dẫn tới những tai nạn lao động vô cùng nghiêm trọng.Theo Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương, hàng năm cả nước xảy ra khoảng từ 400 đến 500 vụ tai nạn do điện, làm từ 350 đến 400 người thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương, trong đó, 70% số vụ tai nạn có nguồn gốc từ mất an toàn trong quy trình sử dụng điện tại gia đình, sinh hoạt và 15% do trục trặc trong khâu sản xuất, 5% còn lại thuộc về các vi phạm khác.
Điện là một loại năng lượng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của xã hội và đời sống con người. Điện là 1 loại vật chất vô hình không nhìn thấy được nhưng lại có tác dụng rất lớn đối với cơ thể con người, do đó mức độ nguy hiểm cũng không thể đo lường hết được. Phần lớn những tai nạn xảy ra là do va chạm phải những vật mang điện gây điện giật, nhưng cũng có những trường hợp không va chạm mà vẫn bị tai nạn, đó là do đã vượt quá khoảng cách an toàn đối với từng cấp điện áp gây nên phóng điện.
Nguyên nhân gây tai nạn điện
Huấn luyện an toàn điện trong lao động – Liên hệ: 09382.7777.1
1.Do bất cẩn mất an toàn điện trong lao động
- Do người lao động không tuân thủ nghiêm túc các quy trình đóng cắt điện. Đóng hoặc cắt điện mà không kiểm tra kỹ những mối liên quan đến mạch điện sẽ được thao tác: đóng điện khi có bộ phận đang thao tác trong mạng mà không được báo trước. Ngắt điện đột ngột làm người thi công không chuẩn bị trước phương pháp đề phòng tai nạn cũng như các thao tác sản xuất thích hợp.
- Người lao động chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật an toàn điện trong sản xuất.
- Thiếu hoặc không sử dụng đúng các dụng cụ bảo hộ lao động như: ủng, găng tay cách điện,thảm cao su,giá cách điện.
2.Do sự thiếu hiểu biết về an toàn điện trong lao động
- Chưa được huấn luyện đầy đủ về an toàn điện trong sản xuất.
- Sử dụng không đúng các dụng cụ nối điện thế trong các phòng bị ẩm ướt
3.Do sử dụng thiết bị điện không an toàn
- Sự hư hỏng của thiết bị,dây dẫn điện và các thiết bị mở máy
- Thiếu các thiết bị và cầu chì bảo vệ, ELCB hoặc có nhưng không đáp ứng yêu cầu
- Thiết bị điện sử dụng không phù hợp với điều kiện sản xuất
- Do hệ thống điện và các hệ thống đảm bảo an toàn hoạt động thiếu đồng bộ
4.Do yếu kém trong quá trình tổ chức thi công và thiết kế
- Trong quá trình thi công hàn,dây điện được trải ngay trên mặt sàn do vị trí của máy hàn và thiết bị hàn không cố định. Kim loại bị chảy do nhiệt độ cao dưới tác động của dòng điện hoặc hơi cháy làm bắn văng ra xỉ hàn có thể gây cháy dây điện dẫn đến tai nạn.
- Bố trí không đầy đủ các vật che chắn,rào lưới ngăn ngừa việc tiếp xúc bất ngờ với bộ phận dẫn điện,dây dẫn điện của các trang thiết bị
- Khi thiết kế không tính hết nhu cầu sử dụng thiết bị điện dẫn đến quá tải, chập cháy
- Người thiết kế chỉ lưu ý đến phần tiếp đất, chống sét bằng thu lôi chứ không lưu ý đến hệ thống nối đất an toàn cho các thiết bị điện sử dụng trong nhà.
- Không thực hiện nối không, nối đất đối với thiết bị để ngăn dòng điện rò
- Do không ngắt điện trong dây cáp ngầm nên khi thi công máy đào va chạm vào dây cáp
5.Do môi trường làm việc không đảm bảo an toàn điện trong lao động
Môi trường làm việc nhiều bụi, ẩm ướt,… là nguyên nhân gây mất an toàn điện trong lao động. Dễ phát sinh ra các tai nạn điện
6.Do sự bất cập trong tiêu chuẩn hiện hành
Do tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành có nhiều điểm lỗi thời,nhiều đơn vị khi thi công phải lượm lặt các tiêu chuẩn an toàn điện từ trên thế giới, gây ra tình trạng thiếu đồng bộ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn điện trong lao động.
Các biện pháp đảm bảo an toàn điện trong lao động
Huấn luyện an toàn điện trong lao động – Liên hệ: 09382.7777.1
Các biện pháp kỹ thuật:
- Bọc cách điện những chỗ hay va chạm, những chỗ bị hở;
- Hàng năm kiểm tra lớp cách điện bằng đồng hồ MW (>1KW/1V);
- Nối dây tiếp đất, vỏ thiết bị;
- Rào chắn, treo biển báo những chỗ nguy hiểm (có điện nguy hiểm, cấm đóng điện…);
- Giữ khoảng cách an toàn: 2 – 15kv: 0.7m; 15 – 35kv: 1.1m; 35 – 110kv: 1.4m; 220kv: 2.5m; 330kv: 3m; 330 – 500kv: 4m;
- Tự động cắt điện khi có dòng điện rò rỉ ra vỏ thiết bị;
- Dùng điện áp thấp ở những nơi cần thiết: đèn xách tay, đèn chiếu sáng công cụ 36v
Các biện pháp bảo vệ an toàn điện trong lao động
- Sử dụng các dụng cụ an toàn về điện.
- Sào cách điện (đóng mở cầu dao cách ly ở cự ly xa), kìm cách điện, bút thử điện, găng tay cách điện, ủng cách điện, thảm cách điện ….
- Các dụng cụ an toàn: kính, găng tay vải bạt, mặt nạ, dây đai an toàn.
- Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân.
- Chỉ sử dụng các dụng cụ đảm bảo chất lượng do đó phải thường xuyên kiểm tra đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật
- Không được sử dụng quá cấp điện áp cho phép của dụng cụ
- Bảo quản các dụng cụ bảo vệ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, tránh chỗ có xăng dầu, tránh bị cọ xát bề mặt
Quy định an toàn điện trong lao động
- Chỉ những người có chuyên môn về điện và đã qua huấn luyện an toàn điện mới được bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị điện;
- Không tự tiện ấn nút hoặc đóng ngắt cầu dao, áptomat ngoài chức trách của mình (nhất là đối với các máy bơm, máy nén, quạt gió…);
- Phải ngắt thiết bị ra khỏi nguồn điện và nối đất thiết bị trước khi bảo dưỡng, sửa chữa
- Khi đóng/ cắt thiết bị điện cần có “phiếu thao tác/ qui trình làm việc” và phải có 2 người tham gia để tránh nhầm lẫn
- Khi bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện ít nhất phải có 2 người tham gia, thực hiện các bước cô lập điện, treo biển cảnh báo cấm đóng điện tại cầu dao nguồn trong suốt quá trình làm việc, đặt các thiết bị/ dụng cụ điện trên mặt bằng khô ráo, sử dụng “qui trình làm việc” và tuân theo “giấy phép làm việc điện”, sau khi kết thúc công việc phải nghiệm thu, trả giấy phép và thông báo để người vận hành đưa thiết bị vào hoạt động;
- Nếu cần chiếu sáng cục bộ khi sửa chữa, phải dùng đèn di động cầm tay 36V;
- Không tự tiện đi vào vùng nguy hiểm của thiết bị điện hoặc đường dây dẫn điện và không tự ý đấu nối thay đổi hệ thống điện;
- Tại ví trí có dòng điện cao thế phải treo bảng cảnh báo nguy hiểm;
- Không bố trí thiết bị điện trên mặt bằng ẩm ướt có khả năng dẫn điện hoặc dễ trượt ngã, sập đổ;
- Ngắt khỏi nguồn điện các thiết bị, dụng cụ điện khi không sử dụng;
- Khi làm việc trên cao phải đeo dây an toàn;
- Khi ngắt một cầu trì, cầu dao, công tắc, mối nối điện, tại vị trí cô lập phải treo biển thông báo hoặc khóa cách ly;
- Ít nhất 2 lần/năm đo kiểm tra điện trở tiếp đất của thiết bị, nếu số đo >2W thì phải xử lý để đạt giá trị <2W;
- Phải mang quần áo khô, đi giày cách điện, đội mũ khi đi vào vùng nguy hiểm về điện;
- Tháo đồ kim loại trên người, mặc quần áo khô, đeo găng, mang ủng cách điện, dụng cụ cách điện phù hợp khi làm việc với thiết bị đang mang điện;
- Khi phát hiện thấy điều bất thường (mùi khét, khói, tia lửa điện…) phải lập tức báo để người vận hành ngừng ngay thiết bị.
- Sau khi một mạch điện bị ngắt bởi 1 thiết bị bảo vệ (áptômát, cầu chì…). Không được đóng mạch điện lại cho đến khi có quyết định của người chịu trách nhiệm về điện bảo đảm rằng thiết bị và mạch đã an toàn để đóng điện lại.
- Không được dùng các thang có khả năng dẫn điện khi làm việc trên hoặc gần các thiết bị điện. Cấm dùng thang bằng kim loại không có cách điện. an toàn điện trong lao động
Công Ty TNHH Huấn Luyện An Toàn Và Kiểm Định Sài Gòn chuyên cung cấp các dịch vụ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, kiểm định an toàn.
-
- Địa Chỉ:47- Đường Số 24- P.Cát Lái- Thủ Đức- TP.HCM
- Văn Phòng Đại Diện: Tầng 17 Chung Cư Opal Boulevard – 10 Kha Vạn Cân – P. An Binh – Dĩ An – Bình Dương
- Văn Phòng Bình Thuận: 417 Trần Hưng Đạo – Phan Thiết – Bình Thuận
- Hotline: 0796.7777.28
- Zalo: 09382.7777.1
>>>Tìm hiểu khóa học ngành điện lạnh tại TP HCM.
>>>Dịch vụ sửa chữa, vệ sinh máy lạnh tại TP HCM.
>>>Mua máy lạnh giá rẻ tại TP HCM.
>>>Huấn luyện an toàn lao động tại TP HCM.
an toàn điện trong lao động, an toàn điện trong lao động, an toàn điện trong lao động, an toàn điện trong lao động, an toàn điện trong lao động, an toàn điện trong lao động, an toàn điện trong lao động, an toàn điện trong lao động, an toàn điện trong lao động, an toàn điện trong lao động,an toàn điện trong lao động, an toàn điện trong lao động, an toàn điện trong lao động, an toàn điện trong lao động, an toàn điện trong lao động