An Toàn Lao Động Là Gì? Nội Quy An Toàn Lao Đông

an toan lao dong

 

An toàn lao động luôn là vấn đề được các doanh nghiệp, người lao động và cơ quan quản lý quan tâm hàng đầu là việc đảm bảo an toàn trong quá trình lao động . không chỉ là trách nhiệm của người sử dụng lao động mà còn là nghĩa vụ của mỗi người lao động.

1.Từ phía người sử dụng lao động, họ có trách nhiệm:

  • Xây dựng và thực hiện quy định, nội quy về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
  • Cung cấp đầy đủ phương tiện, trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động.
  • Tổ chức huấn luyện, đào tạo về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động.
  • Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định .
  • Có biện pháp khắc phục kịp thời các vi phạm, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị định kỳ.

    An toàn lao động
                                                                                  An toàn lao động

2.Những Nội Quy Định Chung 

Chương I

Điều 1. Bản quy định này quy định tổ chức bộ máy, phân định trách nhiệm công tác an toàn – vệ sinh lao động trong Công ty.

Điều 2. Kinh phí để thực hiện công tác an toàn – vệ sinh lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty và là chi phí hợp lý khi tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành của pháp luật về luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Điều 3. Tổ chức bộ máy an toàn – vệ sinh lao động của Công ty gồm:

  1. Bộ phận an toàn – vệ sinh lao động
  2. Bộ phận y tế
  3. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên
  4. Hội đồng Bảo hộ lao động Công ty

Chương II

TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ PHÂN ĐỊNH TRÁCH NHIỆM

VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY

Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Bảo hộ Lao động và Mạng lưới An toàn – Vệ sinh viên

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Bảo hộ Lao động:

  1. Thành phần:
    • Đại diện người sử dụng lao động làm Chủ tịch
    • Đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở làm Phó Chủ tịch
    • Đại diện lãnh đạo phòng Tổ chức – Nhân sự làm Ủy viên thường trực, kiêm Thư ký
    • Các Ủy viên khác: cán bộ Phụ trách y tế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ lao động – tiền lương hoặc các thành viên khác có liên quan, nhưng số lượng không được vượt quá 9 người
  2. Chức năng:
    • Phối hợp, tư vấn về các hoạt động an toàn – vệ sinh lao động
    • Đảm bảo quyền được tham gia và kiểm tra giám sát về công tác bảo hộ lao động, an toàn – vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn

 

Cơ cấu tổ chức của Mạng lưới an toàn – vệ sinh viên:

  1. Thành phần:
    • Người lao động trực tiếp, có am hiểu về nghiệp vụ, nhiệt tình, gương mẫu.
    • Được người lao động trong tổ bầu ra.
    • Không được là tổ trưởng để đảm bảo tính khách quan.
  2. Quy mô:
    • Mỗi phòng, tổ sản xuất phải bố trí ít nhất một an toàn – vệ sinh viên.
  3. Hoạt động:
    • Hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
    • Hoạt động theo “Quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn – vệ sinh viên”.

Điều 5. Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận an toàn – vệ sinh lao động.

  1. Chức năng:
  • Bộ phận an toàn – vệ sinh lao động có chức năng tham mưu, giúp việc cho người sử dụng lao động trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động an toàn – vệ sinh lao động.
  1. Nhiệm vụ:
  2. Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong Công ty tiến hành các công việc sau:
  • Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn – vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.
  • Quản lý, theo dõi việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn – vệ sinh lao động.
  • Xây dựng kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động hàng năm, đôn đốc và giám sát việc thực hiện; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp.
  • Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn – vệ sinh lao động của Nhà nước và Công ty.
  • Tổ chức huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động cho người lao động.
  • Kiểm tra định kỳ ít nhất 6 tháng/lần về an toàn – vệ sinh lao động tại các đơn vị sản xuất trực thuộc.
  • Kiểm tra môi trường lao động, theo dõi tình hình thương tật, bệnh tật phát sinh do nghề nghiệp; đề xuất các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khỏe lao động.
  1. Đề xuất tham gia kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn – vệ sinh lao động;
  2. Đề xuất với người sử dụng lao động biện pháp khắc phục các tồn tại về an toàn – vệ sinh lao động;

Điều 6. Quyền hạn của bộ phận an toàn – vệ sinh lao động:

  1. Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất đình chỉ công việc khi phát hiện nguy cơ tai nạn lao động và báo cáo cho người sử dụng lao động.
  2. Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không đảm bảo an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng.
  3. Tham gia điều tra, thống kê, báo cáo và quản lý các vụ tai nạn lao động.
  4. Tham dự các cuộc họp về sản xuất, kiểm điểm thực hiện kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động.
  5. Tham gia góp ý về an toàn – vệ sinh lao động trong lập kế hoạch sản xuất, thiết kế, xây dựng, nghiệm thu và đưa vào sử dụng.
  6. Tổng hợp và đề xuất với Giám đốc giải quyết các kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra.
  7. Tham gia ý kiến về thi đua, khen thưởng, kỷ luật liên quan đến công tác bảo hộ lao động, an toàn – vệ sinh lao động.

Điều 7. Chức năng và nhiệm vụ của Bộ phận y tế.

  1. Chức năng:

Bộ phận y tế có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty và trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khỏe của người lao động.

  1. Nhiệm vụ:
  • Thực hiện công tác khám chữa bệnh thông thường tại cơ sở lao động.
  • Quản lý tình hình sức khỏe của người lao động, bao gồm:Tổ chức khám sức khỏe định kỳ.Khám bệnh nghề nghiệp.
  • Lưu giữ và theo dõi hồ sơ sức khỏe (tuyển dụng, khám định kỳ, bệnh nghề nghiệp).
  • Quản lý cơ số trang thiết bị, thuốc men phục vụ sơ cấp cứu trong công ty.
  • Xây dựng nội quy về vệ sinh lao động, các yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp và biện pháp dự phòng để người lao động tham gia.

đ. Xây dựng các tình huống sơ cấp cứu thực tế tại cơ sở; chuẩn bị sẵn sàng các phương án và tình huống cấp cứu tai nạn lao động nhằm đảm bảo sơ cấp cứu có hiệu quả trong trường hợp xảy ra sự cố tai nạn lao động;

  1. Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh; phối hợp với bộ phận an toàn – vệ sinh lao động để triển khai thực hiện đo kiểm tra, giám sát các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động.
  2. Xây dựng kế hoạch điều dưỡng và phục hồi chức năng cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại.
  3. Tổ chức huấn luyện định kỳ cho người lao động về các yếu tố có hại trong môi trường lao động và biện pháp sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động.
  4. Kiểm tra, giám sát môi trường lao động; quản lý hồ sơ vệ sinh lao động; đề xuất các biện pháp cải thiện điều kiện lao động.
  5. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng cho người lao động làm việc có hại đến sức khỏe.
  6. Tham gia hoàn chỉnh các thủ tục giám định tổn hại sức khỏe, thương tật cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.
  7. Phối hợp với cơ quan y tế địa phương/Bộ, ngành để quản lý sức khỏe người lao động và thực hiện báo cáo định kỳ.

Điều 8. Quyền hạn của Bộ phận y tế.

  1. Tham dự các cuộc họp giao ban, sơ kết, tổng kết về tình hình sản xuất kinh doanh và việc thực hiện kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động.
  2. Tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận nhà xưởng, máy, thiết bị, để đóng góp ý kiến về an toàn – vệ sinh lao động.
  3. Yêu cầu người phụ trách sản xuất tạm đình chỉ công việc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, đồng thời báo cáo Giám đốc.
  4. Đình chỉ việc sử dụng các chất không đảm bảo quy định về vệ sinh lao động.
  5. Tham gia việc tổng hợp, đề xuất khen thưởng, xử lý kỷ luật về công tác an toàn – vệ sinh lao động.
  6. Tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương hoặc y tế Bộ, ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác.

3.Đơn Vị Huấn Luyện

Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm chung của cả người sử dụng lao động và người lao động. Khi hai bên cùng chấp hành đầy đủ các quy định, phối hợp hiệu quả, môi trường làm việc sẽ trở nên an toàn, lành mạnh, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Công Ty TNHH Huấn Luyện An Toàn Và Kiểm Định Sài Gòn là một trong những đơn vị Huấn luyện đáng tin cậy tại Sài Gòn & Bình Dương được hàng ngàn khách hàng tin dùng.

 Hãy liên hệ với chúng tôi để được để được hỗ trợ tư vấn công việc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả nhé!

 

Thông tin liên hệ và đăng ký

Công Ty TNHH Huấn Luyện An Toàn Và Kiểm Định Sài Gòn

Hotline: 0938.27777.1

Email: antoanvn.com.vn@gmail.com

Website: antoanvn.com.vn

 

 

 

 

Leave Comments

09382.7777.1
09382.7777.1