Tầm quan trọng kiểm định an toàn máy ép cọc
- Tránh xảy ra những rủi ro đáng tiếc, an toàn lao động của người vận hành được đảm bảo.
- Thiết bị hoạt động ổn định trong suốt quá trình làm việc.
- Phát hiện nhanh chóng hỏng hóc để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc,
- Chấp hành, tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Tiêu chuẩn kiểm định an toàn máy ép cọc
TCVN 7772: 2007 , Xe máy và thiết bị thi công di động – phân loại;
QCVN 7:2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;
TCVN 8855-2-2011, Cần trục và thiết bị nâng. Chọn cáp. Phần 2: Cần trục tự hành. Hệ số an toàn;
TCVN 10837:2015 , Cần trục – Dây cáp – Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ;
TCVN 4244:2005 , Thiết bị nâng, thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
TCVN 5206:1990 , Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;
TCVN 5208-1:2008 , Cần trục. Yêu cầu đối với cơ cấu công tác. Phần 1: Yêu cầu chung
TCVN 5208-4:2008 , Cần trục. Yêu cầu đối với cơ cấu công tác. Phần 4: Cần trục kiểu cần;
TCVN 5209:1990 , Máy nâng hạ. Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện;
TCVN 4755:1989 , Cần trục. Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thủy lực;
TCVN 5179 -1990, Máy nâng hạ – yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn;
Kiểm định an toàn máy ép cọc khi nào?
Kiểm định an toàn lần đầu
Hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
Kiểm định an toàn định kỳ
Hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
Kiểm định an toàn bất thường
Hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về an toàn khi:
- Sau sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị;
- Có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Nội dung kiểm định an toàn máy ép cọc
Kiểm định an toàn máy ép cọc, đóng cọc phải đánh giá được các hoạt động liên quan đến di chuyển, quay, khoan hoặc hạ/đóng cọc, các hư hỏng của máy, thiết bị (nếu có). Nội dung như sau:
- Đánh giá kết cấu kim loại, các mối hàn;
- Đánh giá hoạt động cơ cấu di chuyển và phanh;
- Đánh giá hoạt động cơ cấu quay và phanh;
- Đánh giá hoạt động cơ cấu nâng (móc, cáp và tang cuốn cáp) và phanh;
- Đánh giá hoạt động các hệ thống thủy lực và điện;
- Đánh giá hoạt động hệ thống điều khiển, các giới hạn hành trình và các lệnh khẩn cấp;
- Đánh giá hoạt động cụm khoan hoặc hạ cọc.
Quy trình kiểm định an toàn máy ép cọc
Khi tiến hành kiểm định an toàn máy ép cọc, đóng cọc trong thi công xây dựng, tổ chức kiểm định phải thực hiện theo QTKĐ:06-2017/BXD bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị kiểm định
- Xem xét hồ sơ, lý lịch thiết bị;
- Chuẩn bị đầy đủ mặt bằng, các thiết bị, dụng cụ để phục vụ quá trình kiểm định;
- Xây dựng và thống nhất thực hiện những biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định.
Bước 2: Tiến hành kiểm định
- Kiểm tra bên ngoài;
- Kiểm tra kỹ thuật – Thử không tải;
- Các chế độ thử tải – Phương pháp thử.
Bước 3: Xử lý kết quả kiểm định
Lưu ý: Quy trình này không áp dụng cho các loại máy máy hạ và rút cọc đặt trên phao nổi.