VAN AN TOÀN LÀ GÌ? 4 LƯU Ý VỀ KIỂM ĐỊNH VAN AN TOÀN

Van an toàn là gì?

van an toàn

Van an toàn là gì?

Van an toàn là van tự động xả một lượng môi chất (lỏng hoặc khí) để ngăn ngừa sự vượt quá áp suất an toàn đã xác định trước. Mà không có sự trợ giúp của nguồn năng lượng nào khác ngoài năng lượng của môi chất. Được thiết kế để đóng kín lại ngăn không cho xả thêm dòng môi chất sau khi đã khôi phục lại được điều kiện áp suất làm việc bình thường.

Van có thể được đặc trưng bởi tác động mở nhanh hoặc mở theo tỷ lệ (không cần thiết phải tuyến tính) với độ tăng áp suất quá áp suất đã chỉnh đặt.

Khi thiết bị cơ khí hoạt động tăng lên đến áp suất giới hạn được cài đặt mặc định của van an toàn. Khi đó van sẽ được mở để làm giảm áp của hệ thống. Giảm thiểu sự quá tải, gây cháy nổ của hệ thống.

Cấu tạo của van an toàn bao gồm:

van an toàn

 Cấu tạo bao gồm

  • Thân van.
  • Bộ phận kết nối vào đường ống.
  • Phần xoay xả lưu chất ra ngoài.
  • Đệm Lò xo.
  • Đĩa.
  • Nắp chụp bảo vệ.
  • Lò xo.
  • Nút bịt.
  • Vít điều chỉnh.
  • Tay giật.

Kiểm định van an toàn là gì?

 

van an toàn

Kiểm định van an toàn

Kiểm định van an toàn là thực hiện các phương pháp khoa học nhằm xác nhận tình trạng kỹ thuật của van so với các tiêu chuẩn kĩ thuật và quy chuẩn kĩ thuật để rút ra kết luận rằng van có đảm bảo an toàn để đưa vào sử dụng hay không.

Vì sao phải kiểm định van an toàn?

  • Để đảm bảo an toàn cho người lao động;
  • Để kiểm tra tình trạng của thiết bị;
  • Phát hiện những hư hỏng, tiên đoán những hư hỏng để có biện pháp xử lý;
  • Kiểm định thiết bị là chấp hành tốt pháp luật và là nâng cao ý thức con người.

Khi nào nên kiểm định van an toàn?

van an toàn

Khi nào lên kiểm định van an toàn

Van an toàn cần được kiểm định trong các trường hợp sau:

  • Trước khi đưa thiết bị vào hoạt động.
  • Trong quá trình hoạt động của thiết bị theo quy định của quy trình bảo dưỡng.
  • Khi thiết bị được kiểm định định kỳ hoặc bất thường.

Quy trình kiểm định van an toàn và thời hạn?

Khi tiến hành kiểm định van, tổ chức kiểm định thực hiện việc kiểm định theo TCVN 7915-1:2009 bao gồm các bước cơ bản:

  • Bước 1: Kiểm tra bằng mắt tình trạng kỹ thuật của van.
  • Bước 2: Dùng khí (Không khí nén, Nitơ) hoặc chất lỏng (nước, dầu chuyên dụng) nâng áp suất để kiểm tra áp suất tác động, áp suất đóng của van.
  • Bước 3: Hiệu chỉnh cho phù hợp thực tế.
  • Bước 4: Kiểm tra độ kín của van.
  • Bước 5: Kẹp chì van an toàn.

Thực hiện kiểm định van an toàn, thử nghiệm van an toàn còn là thực hiện trách nhiệm của công dân tốt do các kiểm định này được pháp luật quy định chính thức trong bộ luật.

Lưu ý:

  • Tiêu chuẩn TCVN 7915-1:2009 quy định các yêu cầu chung đối với các van an toàn được thiết kế để sử dụng cho môi chất lỏng hoặc khí.
  • Tiêu chuẩn TCVN 7915-1:2009 áp dụng cho các van an toàn có đường kính dòng chảy từ 6 mm trở lên với các áp suất chỉnh đặt từ 0,1 bar trở lên mà không có sự hạn chế về nhiệt độ.
  • Thời hạn kiểm định van là 01 năm.

 

Vì vậy để đảm bảo an toàn cho mình, gia đình, xã hội, cho cơ quan hay liên hệ chúng tôi. Công Ty TNHH Huấn Luyện An Toàn Và Kiểm Định Sài Gon với đội ngũ chuyên môn cao và chi phí hợp lý sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ tốt nhất.

Liên hệ với chúng tôi:

    • Địa chỉ: 47 đường số 24, Phường Cát Lái, Tp.Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
    • Văn Phòng Bình Dương: Tầng 7 chung cư Opal Boulevard – số 10 Kha Vạn Cân, P. An Bình, Dĩ An , Bình Dương
    • Văn Phòng Bình Thuận: 417 Trần Hưng Đạo – Phan Thiết – Bình Thuận
    • Hotline: 0796.7777.28 – 0944.700.300
    • Email: Antoanvn.com.vn@gmail.com
    • Zalo: 0944.700.300

 

>>>Tìm hiểu khóa học ngành điện lạnh tại TP HCM.

>>>Dịch vụ sửa chữa, vệ sinh máy lạnh tại TP HCM.

>>>Mua máy lạnh giá rẻ tại TP HCM

>>>Huấn luyện an toàn lao động tại TP HCM

 

Bài Viết Liên Quan

DỊCH VỤ

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

0938277771
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon