Tổng Quan Về Huấn Luyện An Toàn Lao Động Nhóm 4

Huấn Luyện An Toàn Lao Động Nhóm 4

An toàn lao động nhóm 4 là huấn luyện dành cho các công việc có yếu tố nguy hiểm cao, bao gồm những ngành nghề như xây dựng, sản xuất công nghiệp, và các công việc liên quan đến hóa chất hoặc làm việc ở độ cao. Mục đích của huấn luyện này là trang bị cho người lao động những kiến thức cơ bản về các nguy cơ tiềm ẩn trong công việc, các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, cũng như kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp. Thực hiện huấn luyện an toàn lao động nhóm 4 giúp bảo vệ sức khỏe, tính mạng người lao động và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn lao động, tạo ra môi trường làm việc an toàn và lành mạnh.

1. Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn lao động nhóm 4 là ai?

Căn cứ Điều 17 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP, các đối tượng lao động được chia thành 6 nhóm chính. Bao gồm:

  • Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động. Bao gồm:

Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc. Những người phụ trách bộ phận kinh doanh, kỹ thuật, sản xuất. Quản đốc phân xưởng hoặc vị trí tương đương.

Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.

  • Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động. Bao gồm các đối tượng lao động sau:

Người chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở.

Người giám sát trực tiếp về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

  • Nhóm 3: Người lao động làm những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Bao gồm:

Người làm những công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

  • Nhóm 4: Bao gồm cả người tập nghề, học nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
  • Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
  • Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng đối tượng tham gia huấn luyện an toàn lao động nhóm 4 là những người không thuộc các nhóm 1,2,3 và 5. Ngoài ra còn bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.

Nói một cách khác, đối tượng huấn luyện an toàn lao động nhóm 4 – Nghị định 44/NĐ-CP quy định là: Người lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp, đơn vị làm các công việc không có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Như: Nhân viên văn phòng, kế toán, văn thư, nhân viên bán hàng, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động…

Huấn luyện an toàn lao động nhóm 4.

2. Tại sao cần tham gia huấn luyện an toàn lao động nhóm 4?

Việc tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là rất cần thiết và quan trọng đối với người tham gia lao động, người sử lao động và doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Thứ nhất: Hạn chế rủi ro tai nạn nghề nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp. Hơn nữa, công tác huấn luyện an toàn lao động nói chung và việc huấn luyện an toàn lao động nhóm 4 nói riêng. Nhằm mục đích giúp người lao động hiểu rõ được quyền cũng như nghĩa vụ của mình và của người sử dụng lao động. Người lao động sẽ hiểu rõ được các chính sách chế độ về an toàn lao động trong doanh nghiệp của mình.
  • Thứ hai: Tuy không trực tiếp làm việc có nguy hại như các đối tượng huấn luyện an toàn lao động nhóm 3. Nhưng với cán bộ công nhân viên thuộc nhóm 4 cũng cần được hướng dẫn Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển chỉ dẫn an toàn, biển báo, vệ sinh lao động. Và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nhận diện được các yếu tố có hại, nguy hiểm… tại nơi làm việc.
  • Thứ ba: Chương trình huấn luyện an toàn lao động  giúp cho các học viên thuộc nhóm 4 có kỹ năng xử lý các sự cố phát sinh trong công việc, có khả năng tự thoát hiểm trong các trường hợp khẩn cấp
  • Cuối cùng: Khi tham gia huấn luyện an toàn lao động nhóm 4. Người lao động sẽ được bồi dưỡng kiến thức về văn hóa an toàn lao động trong công việc. Nắm được các phương pháp cải thiện điều kiện lao động, kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản.

An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn

3. Nội dung khóa huấn luyện an toàn lao động nhóm 4.

Khóa huấn luyện an toàn lao động nhóm 4 gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Kiến thức chung về an toàn vệ sinh lao động.

  • Mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cơ sở.
  • Chính sách, chế độ về an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động.
  • Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm độc hại gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như các biện pháp phòng ngừa.
  • Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao lao động của cơ sở.

b) Các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cấp phân xưởng.

  • Hướng dẫn, biển báo, quy trình làm việc an toàn vệ sinh lao động. Mà người lao động phải tuân thủ khi thực hiện công việc tại phân xưởng cũng như tại các khu vực khác.
  • Công dụng, cách sử dụng cũng như cách bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân phổ biến.
  • Cách xử lý tình huống, các phương pháp sơ cứu tai nạn lao động.

c) Yêu cầu về an toàn lao động với công việc được giao.

  • Các yếu tố nguy hiểm phát sinh tại nơi làm việc, các biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động.
  • Quy trình làm việc an toàn, quy trình vận hành, xử lý sự cố thiết bị, máy móc được giao.
  • Phối hợp làm việc tập thể.
  • Kiểm tra, sát hạch kết thúc khóa huấn luyện an toàn chung.

d) Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc:

  • Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

4. Thời gian huấn luyện an toàn lao động nhóm 4.

a) Huấn luyện lần đầu.

  • Thời gian huấn luyện của an toàn lao động nhóm 4 ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
  • Chương trình đào tạo theo đúng theo quy định tại điều dựa trên điều 18, điều 19 và điều 20 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.

b) Huấn luyện định kỳ.

Với các đơn vị huấn luyện định kỳ: Do Nghị Định 44/NĐ- CP so với Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH phần nội dung đào tạo nhiều hơn vì vậy trong chương trình đào tạo định kỳ cần lưu ý.

  • Huấn luyện đủ thời gian theo quy định với nội dung mới.
  • Huấn luyện 50% thời lượng với nội dung cũ.

5. Chứng chỉ và chứng nhận.

Cuối khóa huấn luyện an toàn lao động nhóm 4, học viên sẽ tham gia kiểm tra, sát hạch. Và được cấp chứng chỉ nếu đạt yêu cầu.

Nếu bạn quan tâm đến một đơn vị đào tạo uy tín, chuyên nghiệp, chi phí hợp lý. Thì hãy gọi ngay cho chúng tôi Công Ty Huấn Luyện An Toàn và Kiểm Định Sài Gòn tự tin là một trong những đơn vị đào tạo về an toàn lao động hàng đầu. Nhanh tay để nhận được ưu đãi tốt nhất. Công Ty Huấn Luyện An Toàn và Kiểm Định Sài Gòn đồng hành cùng phát triển !

 

Leave Comments

09382.7777.1
09382.7777.1