
SƠ LƯỢC VỀ HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG NHÓM 5.
1. Đối tượng huấn luyện.
a) Cơ sở pháp lý
– Luật An toàn lao động ngày 25/6/2016;
– Nghị định 37/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;
– Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn, vệ sinh lao động;
– Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn, vệ sinh lao động. Về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
Trong nghị định 44/2016/NĐ-CP yêu cầu rất rõ đối với đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác. Có liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
b) Đối tượng áp dụng huấn luyện an toàn lao động nhóm 5 là người làm công tác y tế, cán bộ y tế.
Theo điều 73 Luật An toàn vệ sinh lao động, người làm công tác y tế (hoặc bộ phận y tế) có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe và quản lý sức khỏe của người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Người làm công tác y tế có nhiệm vụ tham mưu, giúp người sử dụng lao động. Và trực tiếp thực hiện quản lý sức khỏe người lao động với những nội dung chủ yếu: Xây dựng phương án, phương tiện sơ cấp cứu, thuốc thiết yếu và tình huống cấp cứu tai nạn lao động, tổ chức tập huấn công tác sơ cấp cứu cho người lao động tại cơ sở.
2. Nội dung huấn luyện an toàn lao động nhóm 5.
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm.
- Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở.
- Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện áp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động.
- Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
c) Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.
- Yếu tố có hại tại nơi làm việc: Tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại.
- Lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
- Các bệnh nghề nghiệp thường gặp và biện pháp phòng chống.
- Cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp.
- Tổ chức và kỹ năng sơ cứu, cấp cứu, phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc.
- An toàn thực phẩm: Quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động. Nâng cao sức khỏe nơi làm việc. Phòng chống bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc.
- Kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch. Phương án, trang bị phương tiện và điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động.
- Phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- Lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc.
- Lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp.
- Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn. Vệ sinh lao động để thực hiện nhiệm vụ liên quan theo quy định tại Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
3. Thời gian huấn luyện an toàn lao động nhóm 5.
- Tổng thời gian huấn luyện an toàn nhóm 5 ít nhất là 56 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
- Trong đó, thời gian huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động ít nhất là 40 giờ. Và nội dung huấn luyện cấp giấy chứng nhận an toàn, vệ sinh lao động ít nhất là 16 giờ
4. Điều kiện huấn luyện an toàn lao động nhóm 5.
Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp tự huấn luyện được huấn luyện đối với nhóm 5. Khi bảo đảm điều kiện hoạt động Hạng A hoặc Hạng B hoặc Hạng C theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 điều này. Và bảo đảm thêm điều kiện sau đây:
a) Ít nhất 5 người huấn luyện có trình độ bác sĩ trở lên. Và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan đến bệnh nghề nghiệp, vệ sinh lao động, sơ cứu, cấp cứu, dinh dưỡng, phòng chống dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm.
b) Đủ trang thiết bị và cơ sở vật chất để phục vụ cho việc huấn luyện lý thuyết, thực hành theo chương trình học. Có trang thiết bị thực hành liên quan đến dinh dưỡng, lấy mẫu kiểm tra an toàn thực phẩm, sơ cứu, cấp cứu.
c) Có tài liệu huấn luyện về y tế lao động, sơ cứu, cấp cứu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
5. Chứng nhận.
Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện , học viên sẽ nhận chứng chỉ an toàn lao động nhóm 5 theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
Đào tạo an toàn lao động nhóm 5
Huấn luyện an toàn lao động nhóm 5 giúp học viên nắm được những yếu tố có hại, các yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc. Cung cấp kiến thức về bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng tránh. Học viên được đào tạo đạt và cấp chứng chỉ là những người có đủ khả năng sơ cấp cứu và phòng chống các yếu tố dịch bệnh tại cơ sở làm việc.
Công Ty TNHH Huấn Luyện An Toàn và kiểm định Sài Gòn rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng.Luôn luôn cố gắng làm hài lòng từ khách hàng khó tính nhất.