NHỮNG NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN HUẤN LUYỆN AN TOÀN NHÓM 4 QUÝ KHÁCH CẦN QUAN TÂM.
1. Bảng giá Huấn luyện an toàn nhóm 4. Liên hệ với chúng tôi để được giá tốt nhất: 0796.7777.28
BÁO GIÁ HUẤN LUYỆN AN TOÀN NHÓM 4
STT | SL học viên | Chi phí (VNĐ/ngày học) | Ghi chú |
1 | Dưới 50 HV | 7.000.000 đồng/ ngày | – Huấn luyện an toàn nhóm 4 theo chương trình khung và theo quy định Nghị định 44/2016/NĐ- CP & 140/2018/NĐ-CP
– Thời gian huấn luyện an toàn nhóm 4 là: 2 ngày (16h). – Chi phí huấn luyện huấn luyện an toàn nhóm 4 bao gồm: tài liệu, lệ phí thi, lệ phí cấp sổ theo dõi. -Nếu doanh nghiệp ở các tỉnh sẽ tính thêm chi phí đi lại cho Giảng Viên. |
2 | 50 – 100 HV | 9.000.000 đồng/ ngày | |
3 | 100 – 200 HV | 11.000.000 đồng/ ngày | |
4 | 200-300 HV | 13.000.000 đồng/ngày | |
5 | Trên 300 HV | 15.000.000 đồng/ngày |
Chi phí đào tạo tại hội trường của C.TY TNHH HUẤN LUYỆN AN TOÀN VÀ KIỂM ĐỊNH SÀI GÒN
STT | SL học viên | Chi phí (VNĐ/ngày học) | Ghi chú |
1 | 1 | 500.000đ/ Học viên | – Huấn luyện an toàn nhóm 4 theo chương trình khung và theo quy định Nghị định 44/2016/NĐ- CP & 140/2018/NĐ-CP
– Thời gian huấn luyện 2 ngày (16h). – Thời gian huấn luyện 3 ngày (30h). – Chi phí huấn luyện an toàn nhóm 4 bao gồm: nước uống, thức ăn nhẹ, tài liệu, lệ phí thi, lệ phí cấp sổ theo dõi. – Địa điểm đào tạo hội trường của công ty chúng tôi. |
GHI CHÚ: LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ CÓ BẢNG BÁO GIÁ TỐT NHẤT, CHÍNH SÁCH CHIẾT KHẤU TỐT NHẤT – 0796.7777.28 |
2. Hình ảnh chúng tôi huấn luyện an toàn nhóm 4.
Lớp học đào tạo an toàn lao động nhóm 4
Lớp học Huấn luyện an toàn nhóm 4
3. Chương trình Huấn luyện an toàn nhóm 4.
STT | Nội dung chính | Nội dung chi tiết | Ghi chú |
1 | Kiến thức chung về an toàn vệ sinh lao động | – Mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh. – Chính sách, chế độ về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động – Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa. – Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; nội quy an toàn lao động của cơ sở. |
|
2 | Các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cấp phân xưởng hoặc tương đương |
– Hướng dẫn, biển báo, quy trình làm việc an toàn lao động, vệ sinh lao động người lao động phải tuân thủ khi thực hiện công -việc tại phân xưởng. – Công dụng, cách sử dụng, bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân. – Cách xử lý tình huống và các phương pháp sơ cứu tai nạn lao động. |
|
3 | Yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động với công việc được giao |
– Các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh tại nơi làm việc và các biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động. – Quy trình làm việc an toàn, vận hành, xử lý sự cố máy, thiết bị được giao. – Phối hợp làm việc với tập thể. |
|
4 | Kiểm tra, sát hạch kết thúc khóa huấn luyện an toàn chung | Cá nhân, Doanh nghiệp có nhu cầu Đào tạo huấn luyện An toàn lao động và cần cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn nhóm 4 | |
5 | Thông tin liên hệ | ANTOANVN.COM.VN: 0796.7777.28 |
4. Bài giảng Huấn luyện an toàn nhóm 4
TỔNG QUAN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
4.1. QUY PHẠM PHÁP LUẬT.
a. Định nghĩa.
Quy phạm pháp luật là các quy tắc có tính bắt buộc chung được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
b. Cấu trúc của quy phạm pháp luật.
- Giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó.
- Quy định:
- Quy định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải thực hiện.
-
- Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì?Không được làm gì? Làm như thế nào?
- Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.
c. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật: Là hình thức văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự do pháp luật quy định, có chứa các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được thực hiện nhiều lần trong cuộc sống.
PHẦN BIỆT TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN VN |
Căn cứ: Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn KT 2006 và các văn bản hướng dẫn |
TT | Tiêu chí | Quy chuẩn Kỹ thuật (QCVN) | Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) | Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) | Điều khoản |
1 | Cơ quan ban hành | Cơ quan nhà nước có thẩm quyền | Cơ quan nhà nước có thẩm quyền | Tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp | Đ.11 |
2 | Phạm vi áp dụng | Bắt buộc áp dụng trong phạm vi cả nước | Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật | Áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn | Đ.3; 23; 34 |